4.9.11

Quy trình CAD cho thiết kế công trình.

THÀNH LẬP BẢN VẼ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH TRÊN ACAD THEO TRÌNH TỰ CÔNG VIỆC (Lưu ý: Bản CAD kiến trúc là bản gốc cho các bộ phận khác) 

1. Khởi tạo bản vẽ - Trước khi vẽ phải có bản nháp tay đúng tỷ lệ, đã khẳng định được các kích thước, hình khối cơ bản. Lên danh mục bản vẽ để ước lượng khối lượng công việc. - Nên mở 1 file hoàn thành trước đó để tận dụng cấu trúc Layer, DIM, TEXT style, block... có sẵn. Bật toàn bộ các layer, unlock các layer bị lock, thaw các layer bị freeze, chọn ERASE, slect object: ALL, sau đó Save As thành file mới. Lưu ý: • Cũng có thể Save As sang dạng *.dwt (drawing template) để sử dụng nhiều lần. • Dimstyle có thể export, import thành dạng file để sử dụng chung giữa các bản CAD. - Lấy layer TRUC làm hiện hành, vẽ hệ trục cho MB, MC... đối chiếu kích thước để có thể sơ bộ tính toán luôn được tỷ lệ in, khổ giấy, bố cục. (Ban đầu nên đặt layer TRUC dùng nét continuous cho dễ dựng hình, chỉ đổi nét trước khi in chính thức) - Layer TRUC là layer quan trọng nhất của hồ sơ thiết kế, dùng để định vị, theo suốt quá trình thực hiện bản vẽ kiến trúc, là layer được dùng làm cơ sở cho các bộ môn khác: kết cấu, điện, nước... Tại hiện trường thi công, bản in của layer TRUC là căn cứ để xác định vị trí công trình và định vị móng, tường xây, khoảng trừ cửa, v,v... - Do tính chất đặc biệt quan trọng của hệ trục nên hệ trục trên các bản MB,MC,MĐ cần thẳng hàng để tiện gióng kiểm tra, dựng hình. - Dựng khung, bố cục một số bản vẽ MB,MC,MĐ chính. Nếu mỗi bản vẽ chứa 1 MB thì vị trí tương đối của MB đó với khung bản vẽ nên giống nhau giữa các MB, khi copy các đối tượng giống nhau giữa các bản có thể sử dụng base point là một góc khung. Do khung thường không nằm sát đối tượng nào nên thao tác này tránh việc bắt nhầm điểm. Khung đóng vai trò hệ định vị phụ trong bản vẽ, nhất là khi layer TRỤC bị tắt. - In kiểm tra (có thể in nhỏ) để quyết định bố cục, tỷ lệ và điều chỉnh danh mục bản vẽ nếu cần. 

2. Vẽ phần cắt, thấy - Lấy layer CAT (TUONG, COT...) hiện hành, vẽ tường, cột MB, trổ cửa, cửa sổ, vách kính... (chưa cần vẽ cửa, chi tiết WC...) - Lấy layer THAY hiện hành, dựng sơ bộ MĐ, MC trên cơ sở phần MB đã vẽ. - Đối chiếu 2 phần trên để điều chỉnh vị trí, kích thước cửa, trục, cột..., in thử kiểm tra và quyết định chính xác vết cắt trên MB các tầng. 

3. Hoàn thành phần sơ bộ - Dựng hết nét thấy cơ bản trên MĐ (chưa cần chia đố cửa, hoa sắt, gờ phào nhỏ...) - Hiệu chỉnh lại MB,MC theo MĐ trên. - WC và thang có thể in to, chia tay thật kỹ rồi mới vẽ. - Xác định các chi tiết cần trích, khoanh vùng đánh dấu. - Kiểm tra dimstyle, không dùng style STANDARD, và dim các trục chính, không dùng textstyle là STANDARD cho đường kích thước (và cho D,M_text) - In nháp đúng tỷ lệ, kiểm, sửa. Sau khi hoàn thành giai đoạn 3 nói trên, hồ sơ kiến trúc đã có thể được dùng cho các công việc khác nhau: - Chuyển 3D làm phối cảnh (nếu cần báo cáo) - Chuyển Photoshop, Corel làm màu MB, MC... (nếu cần báo cáo) - Nếu sau báo cáo cần điều chỉnh thì sửa lại hồ sơ trên. Sau khi phương án được duyệt, hồ sơ kiến trúc được bàn giao cho các bộ phận: - Điện - Nước - Kết cấu - Giao dự toán để tính dần tiên lượng phần xây, diện tích cửa. 

4. Hoàn thiện bản vẽ kiến trúc (có thể giao người khác cùng làm) - Trước khi hoàn thiện nên Save As. - Khai triển WC, chuyển dự toán tính ốp lát, phần bể phốt có thể do kiến trúc hoặc kết cấu vẽ, trên cơ sở đã có thiết kế móng và phương án cấp, thoát nước. - Vẽ kỹ thêm chi tiết cửa trên MĐ, copy sang bản khai triển cửa để vẽ chi tiết hơn, 3 hình chiếu (có thể giao người khác cùng làm) - Vẽ kỹ thêm chi tiết thang trên MB, MC, copy sang bản khai triển thang để vẽ chi tiết hơn (có thể giao người khác cùng làm) - Vẽ kỹ thêm các chi tiết kiến trúc, gờ phào, ốp, trát... trên MĐ, copy sang bản khai triển chi tiết để vẽ chi tiết hơn, 3 hình chiếu (có thể giao người khác cùng làm) - DIM chi tiết, ghi chú, điền tên, số chi tiết trích... Hết sức lưu ý là chỉ DIM kích thước cấu kiện chịu lực: (dầm, cột...) khi tự khẳng định được là đủ, chưa giao kết cấu, nếu đã giao kết cấu thì phải thống nhất. Tương tự áp dụng với việc DIM kích thước hộp, trần kỹ thuật cho điều hòa trung tâm, thang máy... Khi định vị chi tiết nhỏ phải DIM về trục định vị gần nhất, không ghi kích thước thông thủy (trừ khi với bản vẽ chi tiết, ốp lát.... với tỷ lệ rất lớn, đã vẽ chính xác cả mạch vữa... - thường dùng với thiết kế nội thất hoặc bản vẽ chi tiết tại công trường theo kiểu tổ chức thiết kế của nước ngoài) - Hatch. - Khi Dim, Hatch, cần in 1 phần bản vẽ đúng tỷ lệ để kiểm tra, lỗi thường gặp là hatch quá dầy, in bị đen, text, tick của Dim quá lớn hoặc quá nhỏ, text của Dim bị dính sát vào đường kích thước. Đặc biệt lưu ý việc Dim bị nhẩy số do dùng nhầm lẫn khi có nhiều loại Dimstyle trong 1 bản vẽ hoặc đối tượng bị scaled. 

5. Kiểm tra tổng thể (tự kiểm) - Nên kiểm tra chéo, người này vẽ người khác kiểm tra. - Kiểm tra tính thống nhất về hình họa giữa các hình chiếu. - Kiểm tra Dim, cốt cao độ. - Kiểm tra ghi chú, chuyển chú chi tiết (thường bị copy quên DDEDIT) - Kiểm tra thống kê cửa, WC. - Kiểm tra tên công trình, chủ đầu tư, địa điểm (thường bị copy quên DDEDIT) - Kiểm tra số, tên bản vẽ, ngày tháng, chủ trì... 

6. Chỉnh sửa và giao QLKT kiểm xuất hồ sơ. - Nếu 5 bước đầu tiên được làm chỉnh chu thì việc sửa đổi sẽ không đáng kể. Một số lưu ý khác: - Mỗi lần in tự kiểm tra cần ghi lại những nội dung cần sửa theo gạch đầu dòng. Nếu hồ sơ đã giao các bộ phận khác thì photo bản ghi sửa đổi đó thông báo cho các bộ môn (hoặc EMAIL CC cho các bộ môn, đề nghị confirm việc đã biết nội dung thay đổi - không nên dùng CHAT) - Sửa xong nội dung nào đánh dấu nội dung đó. - Sau khi sửa, update file lại một lần nữa với các bộ môn, đề nghị confirm lại. - Trường hợp bản vẽ vượt quá khổ giấy thông thường cần chia thành các bản vẽ nhỏ. Phải có 1 bản sơ đồ thể hiện việc chia, ghép bản đó ở tỷ lệ nhỏ hơn, trên các bản khai triển phải ghi chú xem sơ đồ ghép tại bản nào. - Với CAD 2005 trở lên có thể áp dụng Atrribute Extraction để thống kê cửa, thiết bị WC, thiết bị điện, thống kê bản vẽ... - Với CAD Map 2000 trở lên có thể hatch theo layer, tính, thống kê diện tích...

HiterCAD Manual 1.Giới thiệu và Cài đặt 2.Khái niệm 3.Hệ tham chiếu ngoài 4.Hệ thống định vị & Tọa độ chuẩn 5.Đơn vị & Độ chính xác 6.Các lớp (trong bản vẽ) 7.Kiểu và phông chữ 8.Kích thước 9.Loại đường nét 10.Độ dày nét thể hiện 11.Vật liệu 12.Khối (chèn) 13.Màu và nét bút in 14.Không gian vẽ & in 15.Sự tái bản & chỉnh sửa 16.Quy ước đặt tên bản vẽ 17.Hồ sơ phát hành 18.Định dạng file Phụ lục

1. Giới thiệu (Introduction) Mục đích của tài liệu này nhằm cung cấp những thông tin căn bản cho quá trình xây dựng và quản lý các hồ sơ thiết kế, thông qua sự chia sẻ và cung cấp các thông tin mang tính quy ước sẽ giúp cho các công việc được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả. Tất cả hướng tới mục tiêu các hồ sơ phát hành luôn đạt chất lượng cao và mang tính chuyên nghiệp. Cài đặt Hệ thống AutoCAD: Bước 1: Chương trình AutoCAD phải được cài đặt menu Express Bước 2: Copy thư mục Hiter2004 (cung cấp trên server) vào C: Bước 3: Copy các file có trong thư mục C:\Hiter2004\HiterCAD\Install\Sys vào thư mục C:\Documents and Settings\$U$\Application Data\Autodesk\AutoCAD 200#\R16.#\enu\support *$U$: Tên user đăng nhập. Bước 4: Chạy AutoCAD, menu Tools\Options\Profiles\Import, chọn file: C:\Hiter2004\HiterCAD\Install\HiterCAD.arg, chọn Set current, OK Bước 5: Thoát và mở lại chương trình AutoCAD để hoàn tất quá trình cài đặt 

2. Ý niệm (Concepts) Các bản vẽ trong cùng một thành phần hay đối tượng cần được mô tả sử dụng chung một “hệ nhân -core”, các đối tượng chuyên biệt sẽ được thể hiện chi tiết dựa trên nhân - core này. Các thông tin chính mang tính cố định sẽ được chỉ ra và xây dựng thành hệ nhân của bản vẽ hệ thống. Điều này sẽ giúp cho quá trình làm việc tránh đươc các thông tin trùng lặp và không cần thiết, đặc biệt sẽ hạn chế các lỗi sai lệch trong quá trình cập nhật, chỉnh sửa hồ sơ. 

3. Tham chiếu (External References [XREF] – Lệnh Xr) Tham chiếu hiểu một cách đơn giản là xây dựng hệ thống các bản vẽ dựa trên các "khối" - nhóm đối tượng từ 1 phần hay toàn bộ một bản vẽ khác, nhằm giảm đi các bước lặp, giảm tính phức tạp và chi tiết không cần thiết hay đơn giản là tăng tính linh hoạt khi làm việc. Do tính phụ thuộc vào tỉ lệ của bản vẽ tham chiếu nên hạn chế sử dụng hatch - tô vật liệu, chữ và kích thước nên chú ý khi sử dụng. Tất cả các bản vẽ khi tham chiếu phải được đặt mặc định điểm chèn tại 0,0,0 - góc quay 0 - tỉ lệ 1,1,1. Trừ trường hợp đặc biệt, các bản vẽ tham chiếu nên dùng chế độ overlay và thuộc layer X.

4. Hệ định vị và Gốc tọa độ (Coordinate Systems and Project Origin) Đối với các bản vẽ công trình, ưu tiên sử dụng hệ tọa độ chuẩn của AutoCAD, điểm gốc 0,0,0 nằm tại góc dưới bên trái của 1 đối tượng chính của bản vẽ. Đối với các bản vẽ Quy hoạch, ưu tiên cho hệ tọa độ mốc của bản vẽ địa hình. 5. Đơn vị đo và Độ chính xác (Units and Precision) Mọi đối tượng trên bản vẽ tính bằng đơn vị milimet (mm) - Đặc biệt chú ý điều này với các bản vẽ Quy hoạch, khi được cung cấp các bản đồ đo đạc địa hình dùng hệ mét phải được chuyển đổi về milimet trước khi thực thi. Độ chính xác của các bản vẽ tính tới hàng đơn vị (mm). 6. Lớp (Layers) Hệ thống layer sau đây được quy ước mặc định cho tỉ lệ chính của bản vẽ, bao gồm 18 layer chính: Các layer dược gán mặc định: Color: by layer LWeight: by layer Line type: by layer Plot style: by layer Thickness, Global width, Elevation: 0 Tên Layer Lệnh tắt Mô tả Vị trí sử dụng thường xuyên Màu L.Weight A2,A3 L.Weight A1,A0 0 0 Nét chuẩn Tạo block, viewport... 0 0.2 0.2 1 1 Nét mảnh vừa Thang, chi tiết phụ MĐ, MB... 1 0.2 0.2 2 2 Nét thấy Nét phân cách MĐ 2 0.25 0.35 3 3 Nét thấy Dùng cho đường cắt , các ghi chú đặc biệt và nổi bật 3 0.25 0.35 4 4 Nét đậm Tường, nét cắt MB,MĐ 4 0.35 0.5 5 5 Nét thấy Cửa, các khoảng mở; Mặt nước trong bản vẽ QH 5 0.2 0.25 6 6 Nét rất đậm Nét cắt trong MC, nét nền 6 0.5 0.7-1.0 7 7 Nét thấy Dùng riêng cho Text 7 (đen) 0.25 0.25 8 8 Nét rất mảnh Nội thất, đối tượng phụ 8 0.1-0.09 0.2 9 9 Nét mảnh Bao các đối tượng phụ 9 0.15-0.18 0.25 a `a Nét tùy biến Tùy theo yêu cầu của từng bản vẽ, dùng cho cây,hatch solid... 253 0.2 0.2 b `b Nét đứt, khuất Đối tượng khuất 252 0.2 0.2 c `c Nét tim, trục Đường tim, trục 251 0.1 0.2 d `d Nét thấy Dùng cho Dim 30 0.15 0.15 e `e Nét mờ Dùng cho đường giống 96 0.15 0.15 x `x Nét mờ Dùng cho Xref 66 0.15 0.15 y `y Nét mờ Dùng cho hatch (Bhatch) 36 0.15 0.15 z `z Nét mờ Dùng cho hatch 16 0.15 0.15

7. Kiểu chữ số trong bản vẽ (Text - DT) a. Các Font chữ kiểu Unicode được ưu tiên sử dụng trong mọi trường hợp: Kiểu Lệnh tắt Font Ví dụ standard ST0 arial.ttf The quick brown fox 1 ST1 VNI-Helvetica The quick brown fox 2 ST2 .VnArial The quick brown fox b. Chiều cao font chữ Chiều cao chữ được quy ước như sau ứng với tỉ lệ 1:100) Tỉ lệ (1:1) 1:100 1:75 1:50 1:25 1:20 Sử dụng 1.8mm 180 135 90 45 36 Chú thích 2.5mm 250 187.5 125 62.5 50 Chú giải ,kích thước 3.5mm 350 262.5 175 87.5 70 Chú thích quan trọng ,đề mục 5.0mm 500 375 250 125 100 Tiêu đề 7.0mm 750 562.5 375 187.5 150 Tên bản vẽ Hạn chế tối đa sử dụng Mtext. Dùng Dtext trong bất cứ trường hợp nào có thể - Lệnh tắt: DT Tuyệt đối không sử dụng chữ Underlined - gạch chân Với yêu cầu quan trọng ,sử dụng Font Bolb - đậm 

8. Kích thước (Dimensions - D) Cách ghi kích thước theo tiêu chuẩn bản vẽ giấy Luôn sử dụng tuỳ chọn Associative Pimensions Hạn chế tối đa việc sửa số kích thước , kích thước chuẩn của Auto CAD “< > “có thể bổ sung đơn vị Các style Dimension được dùng đồng nhất theo file mẫu file acadiso.dwf: 200, 100, 50, 25, 10 Loại Dim Lệnh chuyển nhanh Chuyển nhanh đối tượng Ghi chú 200 D200 200 - Lệnh chuyển nhanh giúp chuyển loại DIM Style mong muốn thành mặc định mà không cần mở hộp thoại DIM Style. - Có thể select all khi sử dụng lệnh chuyển nhanh các đối tượng DIM hiện hữu về loại DIM yêu cầu 100 D100 100 50 D50 50 25 D25 25 10 D10 10 (mình hạn chế mọi ngườì sử dụng font .vn và font vni vì tính địa phương đôi khi làm khó cho nhóm, nhiều anh em, mỗi người 1 nơi...)

9. Loại đường nét (Linetype scale - Lts): Các loại nét trong file acadiso.lin sẽ được phép sử dụng ( nét trong file acad.lin cũng tương tự nhưng nhỏ hơn 25,4 lần sẽ không được dùng để tránh sự mất thống nhất về tỉ lệ ). Chỉ các đường bao hoặc đối tượng đặc biệt được thay đổi tỉ lệ đường ,còn mặc định tỉ lệ nét (linetype scale ) luôn đặt là 1. Loại đường nét, màu đường nét luôn luôn sử dụng theo lớp (by layer) Biến PSLTSCALE = 0 

10. Độ dày đường ( Line weight - LW ) Độ dày nét được đặt theo layer và luôn sử dụng lineweight - LWT( xem phần 6 _layer). Chú ý kiểm tra thông tin này khi nhận bản vẽ từ nguồn ngoài công ty. 

11. Vật liệu ( Hatch – BH ) Hatch được đặt trong 2 layer (y: ưu tiên 1, z: ưu tiên 2) Hatch nên được chọn Associative với đối tượng trong mọi trường hợp có thể Các Hatch bóng đổ khuyến khích sử dụng mẫu “solid” và layer “a” - in chế độ “screening 50%“ 

12. Khối chèn ( Bock – B ) Các block chèn nên được đặt về 1 layer “0” trước khi tạo thành Block . Sau khi chèn nên được chuyển về 1 layer đồng nhất (layer 1,8). Mọi đối tượng trong block tổ hợp phức tạp phải được đặt thuộc tính ( color, linetype, line scale, plot style...) về by layer - theo lớp hiện hành của đối tượng

13. Màu Đối với các bản vẽ in đen trắng , các layer từ 0 _ 9 in đen mặc định tương ứng với màu 1 _ 9 và độ dày nét theo layer, sử dụng style Monocrome.stb Các màu từ 10 _ 249 có độ dày nét = 0,2 mm và in theo màu mặc định Các màu từ 250 _ 255 có độ dày nét = 0,2 mm và in chế độ “screwing 50_80%” Chú ý :các màu từ 10 _ 249 được sử dụng với các đối tượng quan trọng và điểm nhấn (VD : đường cấp nước, cấp điện ...)trong bản vẽ .Thận trọng khi chọn màu vì các màu sáng sẽ không hiển thị tốt trên nền giấy trắng. Màu và nét luôn gán “by layer” - Tuyệt đối không sử dụng màu riêng cho nét . 

14. Không gian vẽ và in - khung in a. Không gian vẽ - Model layout Chỉ sử dụng các bản vẽ khổ ISO, số “A” Trừ trường hợp in nháp , mọi bản vẽ phát hành đều phải đặt in ở chế độ layout Khung tên được chèn ở góc "O,O,O" - góc dướI bên trái khổ giấy b. Không gian in - Khung in - Viewport; Các viewport luôn đặt trong cùng 1 layer “Depoints”. Trong bản vẽ có chứa nhiều viewport thì tránh xếp chồng, sẽ khó cho các thao tác sau Sau khi đã đươc định hình đối tượng, các khung viewport nên khóa lại – “lock layer”, tránh bị định lại tỉ lệ và dịch chuyển đối tượng in. Các tỉ lệ chuẩn trong viewport : 1:1 1:20 1:250 1:2500 1:2 1:50 1:500 1:2500 1:5 1:100 1:1000 1:5000 1:10 1:200 1:1250 1:10000

15. Phiên bản _chỉnh sửa Các chỉnh sửa phải được mô tả vắn tắt trên bản vẽ, tham chiêu File (block) : Revision_A Cách ghi được quy định đồng nhất với từng hồ sơ. Keyplan - định vị mặt bằng nên được sử dụng trong mọi hồ sơ. 

16. Quy ước đặt tên bản vẽ Chỉ áp dụng với các bộ Hồ sơ bản vẽ TKKT, TKKTTC Tên Số HĐ Loại HS Mô tả chi tiết Tùy chọn Ví dụ - ####### - KT - 02 - L V A 120106 Kiến trúc MB Tầng 2 Nhà làm việc Mã Mô tả Code Description Code Description H1-9 Hầm 1-9 DA-DX Mặt đứng trục AA, XX 00 Tầng trệt CA-CX Mặt cắt AA, XX, 11 01-99 Tầng 1-99 L1-99 Lửng 1-99 M1-99 Mái 1-99 T1-99 Trần 1-99 (MB chiếu) NET Lưới cột Mã Loại HS File Type File Format KT Kiến trúc QH Quy hoạch HT Hạ tầng DC Cấp điện NC Cấp nước NT Thoát nước 

17. Hồ sơ Bản vẽ phát hành _ Mọi bản vẽ sơ cấp cho đối tác phải xuất ra dưới dạng 1.dwf _ single layout 2.pdf _ adobe acrobat reader _ File dwg được lưu trữ theo quy định theo phiên bản Cad 2004

Theo tuanhongyume

No comments: