11.2.11

Quy chuẩn công trình ngầm đô thị Việt Nam

Bài báo giới thiệu những cơ sở khoa học và nội dung cơ bản của Quy chuẩn công trình ngầm đô thị Việt Nam đang được soạn thảo và sắp ban hành trong thời gian gần đây. 

PGS. TS. Đoàn Thế Tường Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng Đặt vấn đề • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc Hội khoa XI thông qua trong kỳ họp 9 ngày 29/6/2006. - Quy chuẩn kỹ thuật quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi tr ường và các đối t ượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của ng­ười tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà n ước ban hành và bắt buộc áp dụng. -Tiêu chuẩn quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trư ờng và các đối tư ợng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất l ượng và hiệu quả của các đối t­ượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố và tự nguyện áp dụng. Hiện nay, nhiều Quy chuẩn đã và đang được biên soạn như Quy chuẩn cấp thoát nước cho nhà và công trình, Quy chuẩn phòng chống cháy cho nhà và công trình, Quy chuẩn an toàn sinh mạng, Quy chuẩn các điều kiện tự nhiên, Quy chuẩn nhà và công trình dân dụng,… •Trong vài năm gần đây, các dự án xây dựng công trình ngầm đô thị ngày càng nhiều, đa dạng về loại hình (tầng hầm trong nhà cao tầng, bãi đỗ xe ngầm, đường giao thông ngầm đô thị, các đường vượt ngầm, đường ngầm cho người đi bộ, đường ống thoát nước ngầm,..), với các nhà thầu thi công hoặc đầu tư (Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Đức,..). Phát triển công trình ngầm đô thị là xu hướng tất yếu của đô thị hiện đại. Thủ tướng nước ta trong tháng 10/2008 đã phê duyệt kế hoạch huy động vốn đầu tư các dự án đường sắt đô thị hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đến năm 2020 với tổng số tới 14,849 Tr.USD. Trong đó có 7 tuyến tại Hà Nội và 6 tuyến tại Tp HCM (Bến Thành-Suối Tiên và các tuyến metro 2,3,4,5 và 6). • Công trình ngầm đô thị là một loại công trình đặc biệt: -Không được chiếu sáng tự nhiên; -Không được lưu thông không khí tự nhiên; -Chỉ có một lối thoát duy nhất lên trên mặt đất; -Tuổi thọ công trình lớn, tính cỡ trăm năm hoặc vĩnh cửu; -Chịu các tác động trực tiếp của môi trường địa chất như áp lực đất, tác động của nước và các quá trình địa động lực khác; -Nguy cơ tổn thất về người và vật chất rất lớn khi xảy ra sự cố. Chính vì vậy, công trình ngầm đô thị phải được quản lý chất lượng đặc biệt liên quan đến công năng, vật liệu, kết cấu, hệ thống ME nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người làm việc và sinh hoạt trong đó. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, sự trợ giúp về kỹ thuật, về vốn từ nước ngoài cho xây dựng ngầm là tất yếu và sẽ có nhiều công nghệ, kỹ thuật, tiêu chuẩn rất khác nhau sẽ được nhập vào nước ta từ các nước khác nhau. Và vấn đề tạo dựng một hành lang chung, thống nhất quản lý chất lượng, công năng của các công trình ngầm đô thị là một công việc cấp bách nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư, trợ giúp kỹ thuật nước ngoài, đảm bảo công năng của công trình ngầm phù hợp với điều kiện tự nhiên, thói quen sinh hoạt, trình độ kỹ thuật của nước ta, đồng thời hội nhập với thế giới. Tất cả các điều này có thể đạt được với Quy chuẩn công trình ngầm đô thị (QC CTNĐT). Quy chuẩn công trình ngầm đô thị được Bộ Xây dựng giao giao cho viện Khoa học Công nghệ Xây dựng từ đầu năm 2007 và bản dự thảo quy chuẩn đã hoàn thành trên cơ sở tham khảo tất cả các tài liệu quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện có ở nước ta và nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng nói chung và xây dựng ngầm nói riêng cũng như sự tợ giúp của các chuyên gia chuyên làm việc trong lĩnh vực quy chuẩn, tiêu chuẩn từ Anh, úc, Trung Quốc. Liên quan đến Xây dựng ngầm, Chính phủ đã ban hành Nghị định của Chính phủ về xây dựng ngầm. Các yêu cầu cơ bản của QC CTNĐT • QC CTNĐT là quy chuẩn kỹ thuật chung, cấp quốc gia, quy định về các mức, các giá trị giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà các loại hình công trình ngầm đô thị phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, thuận tiện khi khai thác sử dụng; bảo vệ môi trư ờng; lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của ngư ời sử dụng và các yêu cầu thiết yếu khác trong hoạt động kinh tế xã hội. QC CTNĐT phải thống nhất với các QC liên quan đã ban hành trước và phải quy định cụ thể các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến các đặc thù của công trình ngầm như các vấn đề phòng chống cháy nổ, điều hoà thông khí, cấp thoát nước, thoát nạn khẩn cấp,.. • Các quy định trong quy chuẩn phải phù hợp với : -yêu cầu phát triển kinh tế, kỹ thuật của nhà nư ớc -tiêu chuẩn quốc tế, tr ước hết là tiêu chuẩn khu vực -tiêu chuẩn, yêu cầu của các ngành kinh tế liên quan khác QCCTNĐT đ ược xây dựng nhằm mục đích: -là cơ sở, thông số đầu vào cho thiết kế xây dựng -là cơ sở thống nhất quản lý chất l ượng công trình xây dựng -là cơ sở thống nhất hợp tác giữa các bên đối tác khác nhau. • Về nội dung của QC -QC bao gồm các điều khoản kỹ thuật phục vụ quản lý, không hướng dẫn chi tiết liên quan đến thiết kế, khảo sát, thi công,.. -Đảm bảo công năng của các loại CTN -Đảm bảo phát triển bền vững đô thị theo chiến lược, quy hoạch phát triển chung của đô thị, hội nhập trước hết với quốc gia trong khu vực. Giới thiệu nội dung dự thảo QC CTNĐT Bản dự thảo QC CTNĐT bao gồm 4 chương như sau: -Chương 1 Những quy định chung -Chương 2 Các công trình công cộng ngầm đô thị -Chương 3 Công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị -Chương 4 Công trình giao thông ngầm đô thị Nội dung chi tiết được trình bày sau đây Chương 1 Những quy định chung Bao gồm 12 điều liên quan đến Phạm vi áp dụng, Định nghĩa, Thuật ngữ, Các quy chuẩn tham chiếu, Phân loại, Khảo sát xây dựng, các nguyên tắc thiết kế, Thi công, Nghiệm thu chất lượng, Vận hành khai thác và Bảo vệ môi trường trong thi công, khai thác công trình ngầm đô thị. Quy định chung nhấn mạnh, khảo sát xây dựng ngầm phải là khảo sát địa kỹ thuật môi trường, các quan trắc địa kỹ thuật là bắt buộc và phải xác lập vùng, hành lang an toàn phục vụ thi công và sử dụng khai thác công trình ngầm đô thị, trong phạm vi vùng an toàn cấm xây dựng các công trình mới ít nhất trong thời gian thi công, vận hành thử công trình ngầm, phải hạn chế tới mức tối đa các ảnh hưởng bất lợi cho cảnh quan-môi trường do thi công và khai thác sử dụng công trình ngầm . Chương 2 Các công trình công cộng ngầm đô thị Bao gồm các điều khoản quy định cho 2 loại công trình là Công trình, tổ hợp thương mại-dịch vụ ngầm và Bãi đỗ xe ngầm. Trong các loại công trình này có các quy định chung và các quy định liên quan đến các đặc thù của công trình ngầm như: Thông gió; Cấp, thoát nước; Cấp điện, chiếu sáng; Phòng chống cháy, Thoát hiểm; Chống thấm, ăn mòn. Đối với công trình thương mại-dịch vụ ngầm, chiều cao thông thuỷ của công trình, tổ hợp thương mại-dịch vụ ngầm tối thiểu phải 2 m; phải có ít nhất 2 lối thoát lên mặt đất; bề rộng cửa không được nhỏ hơn 1.2 m và cứ 100 m2 sàn cần 60 cm bề rộng cửa; thông gió phải đảm bảo tần suất trao đổi khí không dưới 8 lần/giờ và phải cung cấp ít nhất 30 m3 không khí tươi cho mỗi 1 m2 sàn trong 1 giờ; khả năng thoát của hệ thống thoát nước phải lớn hơn 2 lần tổng lượng nước cứu hoả và nước thải; độ chiếu sáng trên bề mặt sàn không được nhỏ hơn 10 Lux; bậc chịu lửa của công trình, tổ hợp thương mại-dịch vụ ngầm là bậc I; các kết cấu chịu lực của công trình, tổ hợp thương mại-dịch vụ ngầm (tường, khung) phải có giới hạn chịu lửa không dưới 120 phút; lượng nước cứu hoả phải có dung lượng cho ít nhất 30 vòi phun liên tục, đồng thời trong 20 ph; bề rộng cửa, hành lang thoát hiểm không bé hơn 1.2 m và cứ 100 m2 sàn cần 60 cm bề rộng cửa (hành lang) thoát hiểm; cứ 1500 m2 sàn cần 1 cầu thang thoát hiểm và cứ thêm 3000 m2 sàn cần thêm 1 cầu thang. Đối với các bãi đỗ xe ngầm, không cho phép bố trí gần trường học, nhà trẻ, bệnh viện nội trú, nhà nghỉ, ký túc xá; không được bố trí khu vực thương mại, dịch vụ trong hầm giữ xe; ưu tiên phương án vận hành khai thác theo hướng cơ khí hoá, tự động hoá, không có sự tham gia của lái xe; không cho phép làm các tường ngăn chia ô để làm chỗ giữ xe, phải đánh giá thường xuyên ô nhiễm không khí do chất thải của xe (SO, CO, CH, NOx) lưu lượng nước tính toán phục vụ dập cháy đối với công trình đỗ xe ngầm có 2 tầng trở lên là 20 lít/giây; ánh sáng khi thoát nạn không nhỏ hơn 50luk; bậc chịu lửa không thấp hơn bậc I; lối thoát nạn gần nhất khi cháy không quá 40m khi có 2 cửa thoát nạn và không quá 25m khi là đường cụt. Chương 3 Công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị Bao gồm các điều khoản quy định chung và các điểm khác biệt cho 2 loại công trình làTuynen kỹ thuật và Đường cống ngầm thoát nước. Chương 4 Công trình giao thông ngầm đô thị Bao gồm các điều khoản quy định cho 4 loại công trình là Đường tầu điện ngầm, đường ôtô ngầm, đường ngầm cho người đi bộ và đường ngầm tại các nút giao thông khác mức. Trong các loại công trình này có các quy định chung và các quy định liên quan đến các đặc thù của các loại hình công trình ngầm nói trên như: Thông gió; Cấp, thoát nước; Cấp điện, chiếu sáng; Phòng chống cháy; Thông tin, liên lạc; Trắc đặc; Vệ sinh và bảo vệ môi trường trong thi công và khai thác. Đối với đường tầu điện ngầm, khỏang cách giữa các ga trong nội đô không quá 1-1.5 km, tại ngoại ô không quá 1.5-2 km; độ sâu khảo sát phải vượt quá chiều sâu đáy hầm không ít hơn 10m và bề rộng phạm vi khảo sát không ít hơn 4 lần chiều sâu tính từ mép hầm; độ dốc dọc của đoạn tuyến ngầm, của các đoạn tuyến đặt trên mặt đất hay đặt trên cao có lồng kín, lấy không nhỏ hơn 3o/oo và không lớn hơn 45 o/oo, còn đoạn để hở trên mặt đất và trên cao không lớn hơn 35 o/oo; nhà ga phải có ít nhất hai tiền sảnh, tính toán kết cấu công trình tầu điện ngầm phải theo trạng thái giới hạn với tồ hợp tải trọng và tác động bất lợi có thể; hệ thống thông gió phải đảm bảo tần suất trao đổi không khí không nhỏ hơn 3 lần/giờ; khối lượng trao đổi không khí không dưới 30m3/giờ, trong giờ cao điểm không dưới 50m3/giờ cho đầu hành khách; hàm lượng CO2 tại khu vực tập trung hành khách không quá 0.1% thể tích trong mùa nóng và 0.12% thể tích trong mùa lạnh; Thời gian tính toán cho hành khách lưu lại ở vùng bảo vệ tập thể không ít hơn 7 giờ. Đối với đường ô tô ngầm, bán kính cong của tuyến trên mặt bằng không dưới 250m; độ dốc dọc tuyến đường ôtô ngầm không được nhỏ hơn 0.3%, lớn nhất không được quá 4%; chiều cao thông thuỷ không dưới 5m; hệ thống thông gió phải đảm bảo độ trong của không khí trong đường hầm với hệ số suy giảm ánh sáng không lớn hơn 0.0075 l/m. Đối với đường ngầm cho người đi bộ, quy định rõ mật độ giao thông tối thiểu cho phép bố trí đường ngầm; cần kết hợp bố trí các diện tích phục vụ các nhu cầu thương mại, giải trí, ăn uống; cửa lên, xuống của đường ngầm cho người đi bộ được bố trí trên vỉa hè của tuyến đường, phố với ít nhất 2 cửa theo hai hướng khác nhau cho một đầu của đường ngầm; chiều rộng và chiều cao thông thuỷ của đường ngầm cho người đi bộ không nhỏ hơn 3m và 2.5m tương ứng. Đối với đường ngầm tại các nút giao thông khác mức, độ dốc dọc tuyến đường vượt ngầm không nhỏ hơn 4%, bán kính cong theo chiều đứng không nhỏ hơn 400m. Độ dốc mặt cắt ngang không nhỏ hơn1.5%; chiều cao thông thuỷ của hầm không nhỏ hơn 2.5m và chiều rộng cho mỗi làn xe không dưới 2.75m.