15.2.09

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi

Theo ông Lê Danh Tuyên, chuyên gia Viện Dinh dưỡng, chuẩn tăng trưởng mới có yêu cầu cao hơn về chiều cao trẻ em, nhất là với những cháu ngoài 2 tuổi. Chẳng hạn, trẻ tròn 2 tuổi có chiều cao trung bình là gần 88 cm với nam và hơn 87,5 với nữ, cao hơn 2 cm so với tiêu chuẩn cũ.

Như vậy, khi áp dụng bảng này vào Việt Nam từ năm 2008, nước ta sẽ có nhiều trẻ thuộc diện thấp còi hơn, nhưng nhiều bậc phụ huynh sẽ yên tâm hơn về cân nặng của con mình.

Chuẩn tăng trưởng mới được coi là chính xác hơn rất nhiều bởi nó dựa vào cuộc khảo sát trên trẻ em ở nhiều quốc gia ở đủ các châu lục; những em bé này đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và được nuôi dưỡng đúng cách trong 5 năm sau đó. Còn tiêu chuẩn cũ chỉ dựa vào khảo sát trẻ em Mỹ và nhiều trẻ trong số đó được nuôi bằng sữa ngoài (thường tăng cân nhiều hơn khiến những trẻ bú sữa mẹ phát triển bình thường có thể bị coi là thiếu cân).

Sau đây là cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ trong một số giai đoạn, theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO:

Trẻ gái:
Tuổi Bình thường Suy dinh dưỡng Thừa cân
0 3,2 kg - 49,1 cm 2,4 kg - 45,4 cm 4,2 kg
1 tháng 4,2 kg - 53,7 cm 3, 2 kg - 49,8 cm 5,5 kg
3 tháng 5,8 kg - 57,1 cm 4, 5 kg - 55,6 cm 7,5 kg
6 tháng 7,3 kg - 65,7 cm 5,7 kg - 61,2 cm 9,3 kg
12 tháng 8,9 kg - 74 cm 7 kg - 68,9 cm 11,5 kg
18 tháng 10,2 kg - 80,7 cm 8,1 kg - 74,9 cm 13,2 kg
2 tuổi 11,5 kg - 86,4 cm 9 kg - 80 cm 14,8 kg
3 tuổi 13,9 kg - 95,1 cm 10,8 kg - 87,4 cm 18,1 kg
4 tuổi 16,1 kg - 102,7 cm 12,3 kg - 94,1 cm 21,5 kg
5 tuổi 18,2 kg - 109,4 cm 13,7 kg - 99,9 cm 24,9 kg

Trẻ trai:

Tuổi Trung bình Suy dinh dưỡng Thừa cân
0 3,3 kg- 49,9 cm 2,4 kg - 46,1 cm 4,4 kg
1 tháng 4,5 kg - 54,7 cm 3,4 kg - 50,8 cm 5,8 kg
3 tháng 6,4 kg - 58,4 cm 5 kg -57,3 cm 8 kg
6 tháng 7,9 kg - 67,6 cm 6,4 kg - 63,3 cm 9,8 kg
12 tháng 9,6 kg - 75,7 cm 7,7 kg -71,0 cm 12 kg
18 tháng 10,9 kg - 82,3 cm 8,8 kg -76,9 cm 13,7 kg
2 tuổi 12,2 kg - 87,8 cm 9,7 kg - 81,7 cm 15,3 kg
3 tuổi 14,3 kg - 96,1 cm 11,3 kg - 88,7 cm 18,3 kg
4 tuổi 16,3 kg - 103,3 cm 12,7 kg - 94,9 cm 21,2 kg
5 tuổi 18,3 kg - 110 cm 14,1 kg -100,7 cm 24,2 kg

12.2.09

Bố cục

Bố cục (composition) là sắp xếp, kết hợp, chọn lựa, tổ chức lại, bổ xung...đường nét, hình thể cấu tạo để nói lên một ý chính. Bố cục là phần vụ then chốt trong ảnh nghệ thuật hay ít nữa, một ảnh có ý nghĩa hơn, dễ xem đẹp mắt hơn.
Cho nên bạn đến đường nét, hình dáng, thể tích, màu sắc, ánh sáng ,bóng tối...của cảnh hoặc vật mình muốn chụp ảnh trước khi bấm máy. Thử duyệt xem những ý nghĩa của phần vừa đề cập được chấp nhận chung trong giới làm nghệ thuật tạo hình.
1 - Đường nét:
Ta dùng đường nét để hướng mắt người xem vào chủ đề.
- Đường thẳng đứng (đường dọc - vertical) cho ta ý cương nghị, trang nghiêm, thẳng thắn, cứng rắn, vững chắc...
- Đường thẳng nằm (đường ngang - horizontal) cho ta ý rộng rãi , bình thản , thanh tịnh...
- Đường cong (curve) cho ta ý mềm mại, gợi cảm, duyên dáng mỹ miều, uyển chuyển, trôi chảy...
- Đường xiên (chéo góc - diagonal) cho ta ý nghĩa sống động, đấu tranh...
- Đường thẳng hội tụ cho ta cảm thấy chiều sâu...
- Đường cong hội tụ (xoáy trôn ốc) cho ta cảm giác cuốn hút mãnh liệt ví dụ con trốt (tornado), nước xoáy, trăn quấn...
- Đường toả ra cho ta ý phát xuất , bung rộng...
- Đưòng lập lại cho ta ý nhịp nhàng, thêm lên, hằng hà sa số...
- Đường ngang, dọc, chéo góc chung nhau cho ta ý nghĩa hỗn loạn, vô trật tự, thiếu tổ chức...
2 - Hình thể:
Theo hình kỷ hà. Những đường thẳng, đường cong góp lại thành hình kỷ hà, những hình này có ý nghĩa quan trọng giúp người chụp ảnh tạo tác phẩm của mình .
- Hình tam giác: vững vàng...
- Hình vuông, chữ nhật: chắc chắn, cứng rắn, nặng nề...
- Hình tròn: di động...
3 - Ánh sáng và bóng đổ:
Tạo hình thể thành khối lượng. Bóng đổ giúp hình thể thêm chiều thứ ba, chuyển một mặt phẳng thành khối có thể tích, có chiều sâu, có xa gần. Ánh sáng và bóng đổ nguyên nó đã là đường nét cho bố cục. Tập quan sát và diễn nghĩa các bóng đổ mình gặp hằng ngày, thử áp dụng vào bố cục tưởng tượng rồi chuyển qua chụp hình thật .
4 - Luật một phần ba:
Nên đặt chủ đề, nhất là chủ điểm vào điểm quan trọng của bố cục nằm ở 1/3 của chiều cao và chiều dài của ảnh, tránh đặt vào giữa ảnh. Đường chân trời cũng theo nguyên tắc này.
- Muốn nói trời rộng mênh mông, đặt đường chân trời vào 1/3 dưới.
- Muốn nói đất hoặc nước mênh mông, đặt đường chân trời ở 1/3 trên.
- Muốn tăng sự mênh mông bát ngát hơn, có thể đặt đường chân trời cao hơn hoặc thấp hơn 1/3 khung ảnh.
- Muốn nói lên sự cao vút, nên dùng bố cục đứng. Muốn nói lên sự rộng bao la bát ngát nên dùng bố cục nằm.
- Nên cho khoảng trống nhiều hơn ở phía trước của hướng người hay vật di chuyển tới. Điều này cũng áp dụng cho hướng nhìn của người nếu chụp ảnh bán thân hay chân dung nhìn ngang của người.
- Tuy nhiên nếu muốn nói khoé nhìn bị bế tắt hay đến đích sau khoảng đường dài đã qua, có thể áp dụng ngược lại điều ghi ở trên.
- Ở trên chúng ta có đề cập đến điểm mạnh để đặt chủ đề là 1/3 của khung ảnh. Nhưng muốn nói lên sự tôn nghiêm tối thượng (ảnh Chúa, tượng Phật, Tổng thống nói chuyện với dân, mục sư đang giảng đạo hay hoà thượng đang thuyết pháp...) chủ đề cần đặt vào giữa ảnh.
- Nếu lỡ sơ xuất hoặc hoàn cảnh không cho phép nguời chụp ảnh bố cục theo ý muốn ta có thể cứu vớt ảnh bằng cách cắt xén lại ảnh đã chụp bằng bố cục lần thứ hai.
- Nếu chụp ảnh trừu tượng hoặc ảnh chỉ dùng màu sắc mà không cần hình thể , ta cần chú ý đến màu chính và màu phụ, sự tương phản của màu sắc, cũng như kích thước của từng mảng màu để định chủ đề và đưa vào chủ điểm cho bố cục vững vàng.
(Sưu tầm)

Ánh sáng

Trong bộ môn nhiếp ảnh, ánh sáng giúp chúng ta ghi nhận cảnh vật chung quanh. Nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu và học hỏi cách dùng ánh sáng thì sự diễn đạt tư tưởng của chúng ta qua cảnh vật sẽ thành công hơn. Khi chụp hình, phim không ghi nhận chủ đề, mà chỉ ghi nhận ánh sáng phản chiếu từ chủ đề. Ánh sáng cho biết màu sắc, chi tiết, hình thể, vân thể của chủ đề. Bởi vậy không có ánh sáng thì không có nhiếp ảnh.
1 - Nguồn sáng:
- Thiên nhiên (mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao...): chúng ta không thể điều khiển ánh sáng thiên nhiên nhưng có thể thay đổi bằng cách chọn những thời gian và không gian khác nhau (sáng, trưa, chiều, tối, dưới đám mây, trong sương mù, dưới tàng cây ...)
- Nhân tạo (đèn cầy, đèn dầu, đèn bóng, đèn flash...): chúng ta có thể điều khiển và thay đổi ánh sáng nhân tạo một cách dễ dàng.
Nhiếp ảnh gia có thể dùng 2 nguồn sáng cùng lúc. Ví dụ dùng đèn flash để phụ thêm ánh sáng thiên nhiên.
2 - Phân loại ánh sáng:
- Ánh sáng thẳng (direct light): đi thẳng từ nguồn sáng đến chủ đề, rất mạnh, bóng đổ sắc cạnh.
- Ánh sáng phân tán (diffuse light): ánh sáng đi qua đám mây, màn sương, lớp vải...và phân tán đi nhiều hướng. Ánh sáng này dịu, bóng đổ không còn sắc nét.
- Ánh sáng phản chiếu (bounce light): ánh sáng chiếu vào mặt phẳng, rồi phản chiếu đến chủ đề. Tùy sự cấu tạo của mặt phẳng, ánh sáng có thể mạnh, yếu hoặc ửng lên chủ đề những màu sắc từ mặt phản chiếu. Ví dụ: màu vàng kim loại của tấm phản chiếu (reflector) làm màu da mặt người mẫu ấm áp hơn.
3 - Hướng đi của ánh sáng:
- Ánh sáng trực diện (front lighting): ánh sáng đi từ sau lưng nhiếp ảnh gia, chiếu thẳng vào chủ đề. Ánh sáng này so rõ các chi tiết, còn gọi là ánh sáng phẳng (flat) vì không có bóng đổ.
- Ánh sáng tạt ngang (side lighting): ánh sáng ngang tạo hình tranh tối tranh sáng, nhờ đó chúng ta có thể trông thấy độ sâu, hình hể, vân thể và bóng đổ. Nói tóm lại, ánh sáng tạo ra không gian ba chiều.
- Ánh sáng ngược (back lighting): ánh sáng chiếu từ sau lưng chủ đề đến ống kính. Lối xử dụng ánh sáng này cần nhiều kinh nghiệm về khẩu độ và tốc độ, hình chụp đúng cách thường rất đẹp, nếu chủ đề là chân dung thì ánh sáng trên mặt rất dịu, tóc có viền sáng, mắt không hấp him, mặt mày không nhăn nhó như lúc được chụp bằng ánh sáng phẳng. Lối chụp hình này rất được nhiều nhiếp ảnh gia lão thành xử dụng. Ánh sáng ngược còn được xử dụng để tạo nên những bóng đen mà hậu cảnh là bình minh hoặc hoàng hôn (silhouette).
- Ánh sáng chếch: ánh sáng chiếu trên chủ đề với góc xiên 30-60 độ. Chụp ảnh chân dung ngoài trời hoặc trong studio, nguồn sáng thường được xếp đặt cỡ 45 độ.
- Ánh sáng tổng hợp: ta có thể phối hợp nhiều nguồn sáng khác nhau để sáng tạo những hình ảnh như ý muốn khi chụp ảnh chân dung ngoài trời hoặc trong studio.
Ngoài những ánh sáng căn bản trên, ta có thể dùng ánh sáng ngược từ dưới lên hoặc từ trên xuống để diễn đạt những sắc thái đặc biệt của chủ đề.
4 - Sự tương phản của ánh sáng:
Sự tương phản (contrast) là sự khác biệt giữa 2 phần sáng và tối của chủ đề.
- Tương phản cao: khi ánh sáng có cường độ mạnh, sức tương phản nhiều làm đường biên giữa sáng và tối rõ ràng, sắc nét.
- Tương phản thấp: khi ánh sáng có cường độ yếu, sức tương phản ít làm sự khác biệt giữa sáng và tối không xa cách nhiều, đường biên giữa tối và sáng không rõ ràng sắc nét.
5 - Màu sắc của ánh sáng:
Màu sắc ánh sáng thay đổi từng giờ trong ngày và thay đổi theo tháng hoặc theo mùa. Màu sắc của ánh sáng được đo bằng độ Kelvin.
Lúc rạng đông hoặc hoàng hôn, ánh sáng có màu vàng, da cam, sắc độ từ 3000 đến 4000 độ Kelvin. Những hình chân dung chụp vào buổi sáng sớm hoặc xế trưa thường có màu vàng cam trên da mặt.
Vào ban trưa , ánh sáng thay đổi thành màu trắng (white light). Màu sắc trắng là một tổng hợp toàn hảo của các màu sắc trong cầu vòng (rainbow). Sắc độ từ 5000-6000 độ Kelvin.
Trong những ngày ánh sáng chói chang, sắc độ có thể lên đến 7000-8000 độ Kelvin.
Ta có thể thay đổi hoặc loại bỏ màu sắc bằng cách dùng kính lọc , loại phim đặc biệt hoặc kỹ thuật phòng tối.
6 - Ý Nghĩa của ánh sáng:
Nếu ta biét cách sử dụng ánh sáng và màu sắc một cách đúng mức ta sẽ truyền thông được nhiều tư tưởng qua tác phẩm nhiếp ảnh.
- Ánh sáng âm u, đen nhiều hơn trắng diễn tả được nỗi huyền bí của cảnh vật, sự bi ai trong tâm tư chủ đề, những bí mật sâu xa trong lòng người...
- Trắng nhiều hơn đen diễn tả được sự ngây thơ trong trắng như khuôn mặt đứa bé, tà áo học trò...
- Mây trắng, trời xanh, hoa đỏ vàng cho thấy sự sinh động của đời sống.
Ngoài ra những nguồn sáng tạo ra trong tác phẩm còn là một cách hướng dẫn khéo léo để đưa ánh mắt người xem tiến về một chủ đề quan trọng trong tác phẩm.
(Sưu tầm)

Phân loại ánh sáng , âm thanh

Ánh sáng (light). 1. Dải dao động có bước sóng từ 3800 đến 7000 A.U (từ 740nm đến 400 nm). “Ánh sáng” được hiểu mở rộng ra bên ngoài vùng giới hạn mà mắt người có thể thấy được: bên ngoài vùng đỏ (hồng ngoại) và bên ngoài vùng tím (tử ngoại). 2. Ánh sáng từ các nguồn sáng tự nhiên (mặt trời, lửa) và ánh sáng nhân tạo (các loại đèn chiếu) tạo hiệu ứng ánh sáng cho cảnh phim. 3. Ánh sáng là cách gọi tắt của công việc chiếu sáng (lighting), bộ phận ánh sáng (lighting group) do trưởng bộ phận ánh sáng (lighting director) chịu trách nhiệm điều phối theo ý tưởng tạo hình của nhà quay phim (cường độ, góc, hướng, màu sắc, nhiệt độ màu, phin tơ, hiệu ứng v.v …). Ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu vào chủ đề bức xạ qua hệ thống thấu kính rọi vào lớp nhũ tương cảm quang trên mặt phim, tạo ra quá trình biến đổi quang-hoá, lưu lại hình ảnh tiềm ẩn trên lớp nhũ tương phim. Ánh sáng là một thành phần kỹ thuật căn bản trong quá trình sản xuất một bộ phim. Cảnh quay “ngoại/ngày” thường tận dụng ánh sáng thiên nhiên hoặc kết hợp ánh sáng nhân tạo nếu cần. Cảnh quay nội dù ngày hay đêm được chiếu sáng bằng đèn. Bố cục ánh sáng truyền thống thường có 4 cây đèn: đèn chính (key light) là nguồn sáng mạnh, nhưng đều và lỳ chiếu vào chủ đề ở phía trước; đèn khử bóng (fill light) có chức năng như đèn chính, kiểm soát sự tương phản và tỷ lệ ánh sáng chiếu vào chủ đề ở phía trước nhưng khác hướng với đèn chính; đèn hậu (back light) chiếu trực diện ở phía sau chủ đề và camera, nhằm tách nó ra khỏi phông và tạo ven cho chủ đề; đèn phông (back ground light) làm sáng hậu cảnh và tách chủ đề ra khỏi phông. Ngoài ra, còn có những nguồn ánh sáng phụ, công suất nhỏ hơn để tạo hiệu ứng: đèn ven (rimlight) chiếu thẳng vào phía sau chủ đề; đèn kích (kicker light) cũng có chức năng như đèn ven và đèn hậu nhưng ở góc thấp hơn, đối diện với camera và đèn chính chiếu chếch một bên phía sau chủ đề để tạo ven một phía mạnh hơn; đèn tạt ngang (side light) chiếu vào hai bên chủ đề; đèn nhấn (accent light) để làm nổi bật một khu vực trong bối cảnh; đèn mắt (eye light) để khử bóng ở hốc mắt nhân vật; đèn ven tóc (top light) để tạo làm nổi mái tóc v.v… Trên nền tảng ánh sáng sân khấu, ánh sáng điện ảnh đã trải qua một quá trình phát triển phức tạp để có được kỹ thuật và hiệu ứng phong phú như ngày nay.

Ánh sáng bóng (silhouette lighting). Hiệu ứng tạo ra hình ảnh nhân vật như một bóng đen sắc nét nổi bật trên nền phông trắng bởi ánh sáng chỉ được chiếu vào hậu cảnh mà không chiếu vào chủ đề. Phương pháp này ngược với ánh sáng phông đen (cameo lighting).

Ánh sáng phông đen (cameo lighting). Sự tập trung các nguồn sáng mạnh chỉ chiếu vào tiền cảnh (foreground) mà giữ cho hậu cảnh đen tối. Thủ pháp này làm cho chủ đề (người, vật, vật thể) sáng rực, nổi bật trên nền phông đen, nhằm thu hút thị giác người xem, ngược với ánh sáng bóng (silhouette lighting) và hoàn toàn không sử dụng ánh sáng môi trường (ambiancelight).

Ánh sáng chung (incident light). Ánh sáng từ tất cả các nguồn sáng trong bối cảnh, trong đó có chủ đề. Chuyên viên ánh sáng sẽ đo nguồn sáng bằng pô sơ mét (incident light meter) để điều tiết chúng.

Ánh sáng hữu ích (available light). Ánh sáng thiên nhiên hoặc các nguồn sáng có sẵn ở điểm quay (location) được dùng khi ghi hình mà không cần sử dụng thêm kỹ thuật chiếu sáng. Với ánh sáng này, tính hiện thực của cảnh phim sẽ cao hơn việc sử dụng ánh sáng nhân tạo.

Ánh sáng chia-rô-cu-rô (chiaro scuro). Thuật ngữ kết hợp hai từ gốc Ý: “sáng” và “tối”, gọi phương pháp chiếu sáng đa chiều tạo kịch tính và làm nổi bật chủ đề. Phương pháp này tạo ra những mảng sáng tối, ven hoặc mờ ảo tranh tối tranh sáng làm tăng kịch tính, góc cạnh về ngoại hình của chủ đề bằng cách giảm cường độ nguồn sáng chính (key light), tăng cường độ của các nguồn sáng hiệu ứng ( đèn hậu, đèn ven, đèn tóc v.v …); nghịch nghĩa với “ánh sáng lỳ” (flat light).

Ánh sáng huỳnh quang (fluoresent light). Ánh sáng từ đèn chứa khí lưu huỳnh phát sáng khi khi dây tóc bị nung đến nhiệt độ tới hạn, có độ màu từ 4000 K đễn 4800 K (màu trắng lạnh).

Ánh sáng gián tiếp (indirect light). Ánh sáng hắt hay ánh sáng phản xạ từ những tấm phản quang, gương, hoặc các vật thể có bề mặt màu trắng, màu sáng chiếu vào chủ đề.

Ánh sáng khuếch tán (diffused light). Ánh sáng bị giảm cường độ, thay đổi nhiệt độ màu khi đi qua môi trường không khí, khói nước hoặc bị chắn bằng những dụng cụ: giấy bóng mờ, màn trắng, tấm lụa, phin tơ các loại, lưới kim loại v.v … Do ánh sáng khuyếch tán thường dịu hơn nên nó làm cho hình ảnh trong cảnh tự nhiên hơn, bớt bóng đổ và bớt tương phản.

Ánh sáng lỳ (flat light). Ánh sáng được chiếu từ một hướng duy nhất vào chủ đề (đèn chính, đèn khử bóng) khiến chủ đề sáng đều, bị “dính” vào phông, không có sự tương phản. Ánh sáng lỳ không làm nổi bật chủ đề, tẻ nhạt, thiếu kịch tính.

Ánh sáng môi trường (ambiancelight, background light, room light). Ánh sáng trong không gian một cảnh (thường là ánh sáng dịu) được coi là ánh sáng trong không gian của bối cảnh, không chỉ chiếu vào chủ đề.

Ánh sáng nhấn (accent light). Ánh sáng có cường độ cao được chiếu tập trung vào chủ đề để làm nổi bật nó. Nguồn sáng nhấn là loại đèn gì, công suất, nhiệt độ màu bao nhiêu tuỳ theo ý định tạo hình của nhà quay phim.

Ánh sáng pha (hard light). Ánh sáng hội tụ cực mạnh chiếu một góc hẹp trực diện vào chủ đề. Nguồ sáng này làm cho hình ảnh chủ đề sáng rực, lỳ, tạo bóng đổ.

Ánh sáng tăng cường (booster light). Ánh sáng nhân tạo được rọi thêm để làm giả ánh sáng ban ngày (day light) trong trường hợp quay cảnh ngoại (exterior scene) hoặc bất cứ khu vực nào trong bối cảnh cần bổ sung ánh sáng.

Ánh sáng trời (daylight). Ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng ban ngày trời không mưa trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 15 giờ, nhiệt độ màu khoảng 6500 K

Âm học (acoutics). 1. Khoa học nghiên cứu về âm thanh ứng dụng tổng quát vào kỹ thuật thiết kế phòng thu âm (audio studio), thính phòng (auditorium), nhà hát v.v … 2. Phương pháp ghi âm cơ học của Thomas A Edison và một số nhà khoa học khác. Ngày nay, âm học được hiểu như một tính từ mô tả thuộc tính của những dụng cụ âm thanh phi điện tử.

Âm nhạc đã so lọc (music track). Âm nhạc đã được ghi hoàn tất thành một đường tiếng riêng được chọn hoà âm với đường thoại và đường âm thanh hậu kỳ để tạo thành một đường tiếng hỗn hợp (composite sound).

Âm nhạc hậu kỳ (background music). Nhạc, ca khúc được hòa âm ở hậu kỳ thay vì được ghi đồng bộ khi quay. Âm nhạc hậu kỳ được soạn riêng hoặc trích từ các sound track (allbum, băng, đĩa) đã có sẵn.

Âm thanh (audio). 1. Phần tiếng (phân biệt với phần hình ảnh) gồm: lời thoại, ca nhạc, tiếng động (thật, giả) v.v … đồng bộ với phần hình ảnh của bộ phim. 2. Bộ phận âm thanh của một bộ phim được ghi trên phụ đề (đầu hoặc cuối) phim.

Âm thanh quang học (optical sound). Âm thanh được ghi và phát nhờ sự biến đổi quang điện. Đường tiếng (soundtrack) được ghi dưới dạng âm phổ (musical score) trên biên phim nhựa. Projector đọc đường tiếng bằng cách chiếu vào nó một tia sáng, lấy tia phản xạ mang thông tin của âm phổ rọi vào một tế bào quang điện. Từ đó, áng sáng được biến đổi thành tín hiệu điện. Tín hiệu này được khuếch đại được chuyển ra loa.

Áo bọc máy (barney). Tấm nỉ dày bọc thân camera để làm giảm tiếng ồn do máy chạy gây ra. Tuy vậy, việc dùng áo bọc máy cũng chỉ có tác dụng với những camera còn mới. Nó sẽ không có hiệu quả đối với những máy quay phim đã cũ, cảnh hưởng đến chất lượng thu âm đồng bộ. Thuật ngữ “barney” có nghĩa gốc là “mền đắp ngựa”.

Theo www.dtvt.org